Header Ads

Tổng quan về Java

Ngôn ngữ Java ban đầu được phát triển bở Sun Microsystems, được khởi xướng bởi James Gosling và được phát hành vào năm 1995 như là phần lõi nền tảng Java của Sun Microsystems (Java 1.0 [J2SE]).



Phiên bản phát hành mới nhất của Phiên bản Chuẩn Java là Java SE 8. Với phần nâng cao của Java và sự phổ biến rộng rãi của nó, đa cấu hình được xây dựng để thích hợp với nhiều nền tảng khác nhau. Ví dụ: J2EE cho các ứng dụng doanh nghiệp, J2ME cho các ứng dụng di động.

Các phiên bản mới của J2 được đổi tên tương ứng thành Java SE, Java EE và Java ME. Java là một ngôn ngữ "Viết một lần, chạy bất cứ khi nào".

Java là một ngôn ngữ:
  • Hướng đối tượng - Trong Java, mọi thứ đều là Đối tượng. Java dễ dàng được mở rộng kể từ lúc nó được xây dựng trên mô hình Đối tượng.
  • Độc lập về nền tảng - Không giống như những ngôn ngữ lập trình khác như C hoặc C++, khi Java được biên dịch, nó không biên dịch thành nền tảng cho một máy cụ thể, thay vào đó là thành những mã byte độc lập về nền tảng. Mã byte này được phân phối thông qua web và được thông dịch bơi Máy Ảo (JVM) trên bất cứ nền tảng nào mà nó được chạy.
  • Đơn giản - Java được thiết kế giúp dễ học. Nếu ta hiểu những khái niệm cơ bản của Lập trình hướng đối tượng trong Java thì ta dễ dàng làm chủ được ngôn ngữ này.
  • An toàn - Với tính năng an toàn của Java cho phép phát triển những hệ thống không có virus, không có phần mềm giả mạo.
  • Kiến trúc trung lập - Trình biên dịch Java sinh ra định dạng tập tin đối tượng có kiến trúc trung lập, làm cho mã được biên dịch có khả năng thực thi trên nhiều bộ xử lý, với sự hiện diện của hệ thống thực thi Java.
  • Di động - Kiến trúc trung lập và không phục thuộc vào một nền tảng cụ thể nào giúp cho Java có tính di động.
  • Mạnh mẽ - Java nỗ lực loại trừ những tính huống có khả năng bị lỗi bằng cách chủ yếu kiểm tra vào kiểm tra lỗi biên dịch và lỗi thực thi.
  • Đa luồng - Với đặc điểm đa luồng của Java, nó có khả năng viết những chương trình có khả năng thực thi nhiều tác vụ đồng thời. Tính năng thiết kế này cho phép những người phát triển có thể xây dựng những ứng dụng tương tác có khả năng chạy mượt mà.
  • Hiệu năng cao - Với việc sử dụng trình biên dịch JIT (Just-In-Time), Java có hiệu năng cao.
  • Phân tán - Java được thiết kế cho môi trường phân tán của Internet.
  • Linh động - Java được xem xét là linh động hơn C và C++ khi nó được thiết kế để thức ứng với phát triển môi trường. Các chương trình Java có thể mang lượng thông tin phong phú về thông tin thực thê có thể được sử dụng để xác minh và giảu quyết các truy cập đến các đối tượng khi thực thi.

Lịch sử của Java

James Gosling đã khởi xướng dự án ngôn ngữ Java vào tháng 06 năm 1991. Ngôn ngữ này ban đầu được gọi là "Oak" (cây sồi) vì loại câu này được trồng nhiều bên ngoài văn phòng của Gosling, cũng đã đổi tên là "Green" và sau đó được đổi thành Java (tên một hoàn đảo của Indonesia).

Sun đã phát hành phiên bản đầu tiên là Java 1.0 vào năm 1995. Hứa lẹn là WORA (Write Once, Run Anywhere - Viết một lần, thực thi bất cứ khi nào), được cung cấp miễn phí cho nhiều nền tảng thực thi phổ biến.

Vào ngày 13 tháng 11 năm 2006, Sun đã phát hành  nhiều phiên bản Java miễn phí và phần mềm mã nguồn mở dưới khuôn khổ của GNU (General Public License, GPL).

Vào ngày 08 tháng 05 năm 2007, Sun đã hoàn tất quá trình, làm tất cả mã lõi của Java trở thành miễn phí và mã nguồn mở, ngoại trừ một phần mã nhỏ mà Sun không giữ bản quyền.

Các công cụ mà bạn sẽ cần

Để thực hiện những ví dụ trong chuyên mục này, bạn cần tối thiểu về phần cứng máy tính là RAM 64 MB (khuyến nghị 128 MB). Thật ra những máy tính bây giờ (năm 2017) thì phần cứng RAM đã lên đến 4 GB, 8 GB rồi nên không quan tâm vấn đề này lắm. Hiện tại mình đang viết trên laptop có RAM 16GB.

Bạn cần chú ý những yêu cầu về phần mềm như:
  • Hệ điều hành Linux 7.1 hoặc Windows XP hoặc mới hơn.
  • Java JDK 8
  • Notepad++ hoặc bất kỳ trình biên tập văn bản nào khác cũng được.
Chuyên mục này sẽ cung cấp những kỹ năng cần thiết để tạo GUI (Giao diện đồ họa người dùng), mạng và các ứng dụng web sử dụng Java.

Tiếp theo nên làm gì?

Bài viết tiếp theo sẽ hướng dẫn bạn làm sao sử dụng được Java và tài liệu của nó. Cuối cùng, hướng dẫn bạn cách cài đặt Java và cấu hình môi trường để phát triển các ứng dụng Java.


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.