Header Ads

Cú pháp cơ bản trong Java


Khi bạn xét một chương trình Java, nó có thể được định nghĩa như tập hợp các đối tượng giao tiếp thông qua cách gọi của các phương thức khác nhau. Tôi sẽ nói sơ qua về lớp, đối tượng, phương thức và biến thuộc tính:

  • Đối tượng - Các đốit tượng có các thuộc tính và các sự kiện. Ví dụ: Một con chó sẽ có các thuộc tính như màu sắc, tên, giống loài, ... còn những sự kiện như thay màu lông, thay tên khác, ... Một đối tượng là một thành phần của lớp.
  • Lớp - Một lớp có thể được định nghĩa là một nhóm các đối tượng có thuộc tính chung, nó có thể hiểu nôn na là mẫu chi tiết mô tả sự kiện / thuộc tính của các đối tượng.
  • Phương thức - Phương thức của một lớp thường được dùng để mô tả các hành vi của đối tượng (hoặc của lớp). Ví dụ: Đổi tên chó, thay màu cho lông, ...
  • Biến thuộc tính - Mỗi đối tượng đều có tập hợp các biến thuộc tính của riêng mình. Một trạng thái của đối tượng được tạo ra bởi một giá trị nào đó đều được gán cho biến thuộc tính.


Chương trình Java đầu tiên

Ví dụ

Đầu tiên, mời bạn làm quen với đoạn mã sẽ in ra dòng chữ Hello World.

    public class HelloWorld {

   /* Day la chuong trinh Java dau tien cua toi.
    * No se in ra man hinh 'Hello World'
    */

   public static void main(String []args) {
      System.out.println("Hello World"); // In ra Hello World
   }
}


Bạn làm theo những bước sau:

  • Mở Notepad++ lên và thêm đoạn mã trên vào.
  • Lưu với tên: HelloWorld.java.
  • Mở trình nhập lệnh của Windows (cmd.exe) và đi đến thư mục nơi bạn lưu tập tin đó.
  • Gõ "javac HelloWorld.java" và nhấn Enter để biên dịch đoạn mã đó. Nếu không có lỗi và biên dịch thành công thì bạn có thể thực hiện bước tiếp theo.
  • Bây giờ, gõ "java HelloWorld" để thực thi chương trình vừa biên dịch.
  • Bạn sẽ thấy chữ "Hello World" được in trên cửa sổ.


Kết quả:

E:\Java>javac HelloWorld.java

E:\Java>java HelloWorld
Hello World

E:\Java>

Cú pháp cơ bản

Nói về chương trình viết bằng Java, bạn nên lưu ý những điểm sau:

  • Phân biện hoa thường - Java là một ngôn ngữ phân biệt hoa - thường, có nghĩa là định danh soctrang hay SocTrang được xem là hai từ khác nhau trong Java.
  • Tên lớp - Đối với tên lớp thì nên viết in hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ. Ví dụ: LopJavaCuaToi.
  • Tên phương thức - Tên phương thức thì nên bắt đầu  với chữ cái in thường. Ví dụ: publlic void nhapDuLieu().
  • Tên tập tin chương trình - Phải trùng khớp với tên lớp. Nếu tên tập tin và tên lớp không trùng khớp thì chương trình của bạn sẽ không được biên dịch. Ví dụ: tên lớp là ChuongTrinhJava thì bạn nên lưu tên tập tin là ChuongTrinhJava.java.
  • public static void main(String args[]) - Chương trình Java sẽ thực hiện bắt đầu từ phương thức main(), đây là phần bắt buộc của mỗi chương trình Java.

Định danh trong Java

Tất cả những thành phần của Java đều yêu cầu định danh (còn gọi là tên). Tên dùng cho lớp, biến, phương thức được gọi là định danh.

Trong Java, có một vài vấn đề mà bạn cần nhớ về định danh như:
  • Tất cả định danh nên bắt đầu với một chữ cái (A đến Z hoặc a đến z), ký tự tiền tệ ($) hoặc gạch dưới (_).
  • Sau ký tự đầu tiên, định danh có thể chứa bất kỳ ký tự nào trong tập hợp ký tự Java cho phép.
  • Không nên đặt tên định dang trùng với từ khóa.
  • Quan trọng là các định danh sẽ được phân biệt hoa thường.
  • Ví dụ những định danh hợp quy tắc: gioitinh, $luong, _giatri, ___1_giatri.
  • Ví dụ những định danh không hợp quy tắc: 123abc, -luong.

Bổ nghĩa trong Java

Giống như những ngôn ngữ khác, Java cũng có thể bổ nghĩa các lớp, phương thức, ... bằng cách sử dụng từ bổ nghĩa. Có hai loại từ bổ nghĩa:

  • Bổ nghĩa có thể truy cập - Có thể truy cập của thành viên dữ liệu như default, public, protected, private.
  • Bổ nghĩa không thể truy cập - final, abstract, strictfp.

Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về Bỗ nghĩa trong những phần tiếp theo.

Enum trong Java

Enum là kiểu dữ liệu rất đặc biệt trong Java, được giới thiệu trong Java 5.0. Enum có thể hiểu là một biến có một vài giá trị xác định trước. Các giá trị này được liệt kê trong danh sách được gọi là enum.

Bằng việc sử dụng các enum. có khả năng giảm thiểu số lỗi trong code của bạn.

Ví dụ, chúng ta cùng xem xét một ứng dụng cho cửa hàng nước ép trái cây, nó chỉ hạn chế kích thước ly là NHỎ, TRUNG BÌNH, LỚN. Chúng ta chắc chắn rằng sẽ không cho phép nhân viên phục vụ order bất kỳ kích thước nào khác ngoài những kích thước trên.

class FreshJuice {
   enum FreshJuiceSize{ SMALL, MEDIUM, LARGE }
   FreshJuiceSize size;
}

public class FreshJuiceTest {

   public static void main(String args[]) {
      FreshJuice juice = new FreshJuice();
      juice.size = FreshJuice.FreshJuiceSize.MEDIUM ;
      System.out.println("Size: " + juice.size);
   }
}

Ví dụ trên sẽ cho ra kết quả:

Kết quả:

Size: MEDIUM

Lưu ý -  Enum có thể được khai báo bên trong chủ thể của nó hoặc bên trong một lớp. Phương thức, biến có thể được định nghĩa bên trong enum.

Các từ khóa trong Java

Danh sách dưới đây gợi ý những từ khóa trong Java. Những từ khóa này không được lấy làm định danh.

abstract assert boolean break
byte case catch char
class const continue default
do double else enum
extends final finally float
for goto if implements
import instanceof int interface
long native new package
private protected public return
short static strictfp super
switch synchronized this throw
throws transient try void
volatile while

Chú thích trong Java

Java cho phép bạn chú thích tương tự như C/C++, chú thích trên một dòng hoặc nhiều dòng. Tất cả những gì được viết trong chú thích sẽ được chương trình dịch bỏ qua.

public class CTJavaDT {

   /* Day la chuong trinh Java dau tien cua toi.
    * No se in ra Hello World ra man hinh
    * Day la vi du ve chu thich nhieu dong.
    */

   public static void main(String []args) {
      // Day la vi du chu thich tren mot dong don
      /* Day cung la vi du chu thich tren dong don. */
      System.out.println("Hello World");
   }
}


Kết quả:

Hello World


Thừa kế

Vì Java là một ngôn ngữ hướng đối tượng nên Java có tính thừa kế. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về Lập trình Hướng đối tượng để hiểu rõ hơn. Trong Java, các lớp có thể được dẫn xuất từ một hay nhiều lớp khác. Cơ bản là, nếu bạn cần tạo ra lớp mới và đã có một lớp có những thuộc tính mà bạn cần thì bạn có thể dẫn xuất lớp mới dựa trên lớp đó.

Điều này cho phép bạn sử dụng lại các thuộc tính và phương thức có sẵn trong lớp mà không cần viết lại mã trong lớp mới. Trong vấn đề thừa kế này, lớp mới được tạo ra gọi là lớp dẫn xuất và lớp làm nguyên liệu tạo ra lớp mới gọi là lớp cơ sở.

Tiếp theo nên làm gì?

Phần tiếp theo sẽ giải thích về Đối tượng và lớp trong lập trình Java. Ở cuối bài học, bạn sẽ có một bức tranh đầy đủ về Đối tượng là gì và lớp là gì trong Java.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.