Header Ads

10 thủ thuật trong Lazarus


Lazarus là một nền tảng RAD IDM để bạn thiết kế và phát triển những phần mềm. Những bạn mới làm quen với Lazarus có thể sẽ không biết những thủ thuật tuyệt vời này trong Lazarus.

1. Danh sách các đối tượng thành phần

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + P sẽ hiện ra danh sách các đối tượng đã được phân loại và bạn có thể tìm kiếm và truy cập nó dễ dàng thay vì chỉ kéo thả trên các tab thành phần.



2. Truy cập đến định nghĩa

Thủ thuật này giúp bạn nhảy đến nơi mà đối tượng tra cứu (hàm, thủ tục, đối tượng, ...) được khai báo trong một thư viện nào đó.
Nhấn giữ phím Ctrl rồi click chuột vào tên đối tượng, hàm hoặc thủ tục.
Thủ thuật này rất hữu ích cho các bạn kiểm tra xem đối tượng đó đã được khai báo, liên kết hay chưa.


3. Danh sách thủ tục

Thủ tục (Procedure) là chương trình con trong ngôn ngữ Pascal.
Nhấn Alt + G, nó sẽ hiện ra danh sách các thủ tục có trong thư viện hiện tại. Đây là thủ thuật rất hữu ích khi bạn viết một thư viện lên đến vài trăm thủ tục. Khi bạn click vào tên thủ tục thì nó tự động nhảy đến thủ tục đó.


4. Trình quản lý thứ tự của các đối tượng (hoặc Tab)

Bạn chọn từ trình đơn View / Tab Order
Hộp thoại sẽ hiện ra cho bạn xem thứ tự của các tab cũng như sắp xếp nó. Bạn có thể thay đổi thứ tự của chúng bằng cách click vào các phím mũi tên trên hộp thoại.


5. To-do list

To-do list có thể hiểu là danh sách những việc bạn cần làm.
Bạn chọn từ trình đơn View / ToDo List
Đây là một tính năng rất hữu ích khi bạn không nhớ ra những nơi mà bạn đã ghi chú thích trong mã nguồn. Hãy thử thủ thuật này bằng cách ghi một chú thích gì đó vào mã nguồn của bạn theo cấu trúc:

// TODO: tôi sẽ cập nhật nó sau


Khi mở hộp thoại, nó sẽ hiện ra những ghi chú việc cần làm, bạn có thể nhảy đến ghi chú đó bằng cách click chuột.

6. Code Refactoring

Thủ thuật này hiểu đại khái là sẽ thay đổi , thay thế các định nghĩa, các biến trong mã nguồn chương trình.
Tôi cũng khá ít dùng tính năng này. Có lần tôi dùng nó để đổi tên biến trong project và nó thực hiện rất tốt.
Bạn vào trình đơn Source / Refactoring menu.


7. Làm sạch các mục

Bạn vào trình đơn File / Clean Directory menu.
Tính năng này rất hữu ích khi bạn muốn dọn dẹp những tập tin tạm trong quá trình biên dịch project của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chỉ định một định dạng tập tin bất kỳ mà bạn muốn loại bỏ.

8. Xuất mã nguồn dưới dạng HTML

Bạn vào trình đơn File / Export as HTML.
Lazarus có nhiều cách để xuất hay thể hiện mã nguồn. Nếu bạn không muốn chia sẽ code cho bạn bè mình dưới dạng văn bản thuần túy nhàm chán. Nếu bạn muốn giữ lại màu sắc các câu lệnh, phông chữ, kích thước thì tính năng này rất hữu ích cho bạn.

Ví dụ một mã nguồn được xuất dạng HTML:

9. Code mẫu

Bạn vào Tools / Code Templates...,
Bạn có thể thêm vào những code bạn muốn.


Chương trình sẽ hiện ra code gợi ý khi bạn nhấn Ctrl + J.


10. Chỉ thị cho trình biên dịch $IFDEF

Gồm hệ điều hành và cấu trúc CPU
Đây thực sự không phải là tính năng của Lazarus nhưng nó được thực hiện nhiều trên Free Pascal. Có nhiều người không biết rằng nó có thể thực hiện trong Lazarus.
Một mã đơn giản là:

{$IFDEF WINDOWS}
 showmessage('Windows!');
 {$IFDEF WIN32}
  showmessage('32 Bit Windows!');
 {$ENDIF}
 {$IFDEF WIN64}
  showmessage('64 Bit Windows!');
 {$ENDIF}
{$ENDIF}
{$ifdef LINUX}
 showmessage('Linux!');
{$endif}
{$ifdef Darwin}
 showmessage('Mac OS!');
{$endif}

Dù tính năng này mang tính thẩm mỹ nhiều hơn, nhưng cũng hữu ích giúp nhiều người hiểu được chỉ thị dịch cũng như xác định khối mã nhanh hơn. !

Chúc các bạn học tốt Lazarus !

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.