Header Ads

Các yếu tố cơ bản của C/C++


Bài viết này sẽ trình bày những yếu tố cơ bản của C/C++.

1. Bộ ký tự

Ngôn ngữ lập trình chỉ chấp nhận các ký tự sau đây:

  • Các chữ cái in thường và in hoa: a, b, c, d, ... z ; A, B, C, D, ..., Z.
  • Các chữ số: 0, 1, 2, 3, ... 9
  • Các ký tự dấu và ký tự đặc biệt: , . + - * / = ; ( ) { } % @ # &, ...
  • Các ký tự trắng: ENTER, khoảng trắng.

2. Tên

Hay còn gọi là danh hiệu, định danh.
Dùng để đặt tên cho các đối tượng như hằng, biến, hàm, ...
Độ dài tối đa của 1 tên tùy thuộc vào chương trình dịch. Thường tối đa khoảng 31 - 32 kí tự.
Tên hợp lệ thường bắt đầu bằng một chữ cái hoặc dấu gạch nối, tiếp theo sau đó là dãy ký tự chữ hoặc số hoặc dấu gạch nối. Không cho phép có dấu khoảng trắng trong tên.
Nên đặt tên sau cho có tính gợi nhớ. Nhiều trường hợp người ta dùng chữ cái đầu của kiểu dữ liệu vào trong tên.

Ví dụ: itong (biến tong có kiểu int), fcan (biến can có kiểu float), ...

CHÚ Ý:

  • Mọi tên phải được khai báo trước khi sử dụng. Nếu không chương trình dịch sẽ báo lỗi.
  • C/C++ phân biệt chữ hoa và chữ thường.
  • Trong cùng môt phạm vi, không được đặt trùng tên.


3. Từ khóa

Từ khóa là từ dành riêng và có ngữ nghĩa xác định do ngôn ngữ lập trình quy định. Mọi ngôn ngữ lập trình đều có một bộ từ khóa riêng.

Ví dụ: int, case, do, for, while, ...

4. Chú thích

Được dùng để cho chương trình dễ đọc, dễ hiểu, dễ bảo trì hơn.
Chương trình dịch sẽ bỏ qua những nội dung nằm trong phần chú thích.
Có hai loại chú thích:

  • Chú thích trên một dòng: // nội dung chú thích
  • Chú thích trên nhiều dòng: /* Phần chú thích có thể trãi trên nhiều dòng */


5. Biểu thức:

Biểu thức là công thức tính toán bao gồm các toán hạng và toán tử tương ứng. Các toán hạng có thể là biến, hằng, lời gọi hàm, ....
Trong C/C++, biểu thức luôn trả về một giá trị. Kiểu giá trị trả về phụ thuộc vào kiểu hàm.

6. Chuyển đổi kiểu

Chuyển đổi kiểu ngầm định: Trong cùng một biểu thức, nếu các toán hạng không cùng kiểu với nhau thì trước khi tính toán giá trị của biểu thức, chương trình dịch sẽ thực hiện việc chuyển đổi kiểu ngầm định (nếu có thể) theo nguyên tắc "Kiểu có phạm vi giá trị biểu diễn nhỏ hơn sẽ được chuyển sang kiểu có phạm vi giá trị biểu diễn lớn hơn:.

Sơ đồ chuyển đổi kiểu ngầm định:
char => int => long => float => double => long double

Ép kiểu: Trong một số trường hợp, ta bắt buộc phải sử dụng ép kiểu để tạo ra một biểu thức hợp lệ như sau:

  • (tên kiểu)<biểu thức hoặc biến>
  • <tên kiểu>(biểu thức hoặc biến)


Ví dụ: (int)8.0%3; int(8.0)%3;

7. Câu lệnh

Câu lệnh đơn: là một câu lệnh, biểu thức được kết thúc bằng dấu ";" và có thể trãi dài trên nhiều dòng. Câu lệnh đơn có dạng:

  • <biến> = <biểu thức>;
  • <biểu thức>;
  • Lời gọi hàm;


Câu lệnh ghép: hay còn gọi là khối lệnh bao gồm từ 2 câu lệnh trở lên, và được đặt trong dấu ngoặc nhọn { }:
{
<câu lệnh 1>;
<câu lệnh 2>
......
<Câu lệnh n>
}

Câu lệnh điều khiển: được xây dựng từ các cấu trúc điều khiển như

  • Cấu trúc rẻ nhánh: if ... else ...
  • Cấu trúc lựa chọn: switch(...)
  • Cấu trúc lặp: Câu lệnh for(...), câu lệnh while(...), câu lệnh do ... while(...).


Chú ý: 

  • Câu lệnh: ';' là một câu lệnh rỗng, nhưng hợp lệ.
  • Khai báo biến, khai báo hàm nguyên mẫu cũng được kết thúc bằng dấu ';'.


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.