Header Ads

Main Menu - Tìm hiểu Các trình đơn của Lazarus

Bài viết hôm nay, tôi sẽ trình bày cho các bạn chi tiết về Main Menu (Menu chính) của Lazarus. Chúng ta sẽ được tìm hiểu về các trình đơn, các tab và các đối tượng.

Trình đơn File (Tập tin)

  • New Unit: Tạo ra một tập tin Unit mới (mã nguồn Pascal).
  • New Form: Tạo ra một Form mới (cả trên màn hình giao diện lẫn trong mã nguồn)
  • New ... : Hiển thị ra ra một hộp thoại mới với nhiều sự lựa chọn.
  • Open...: Mở ra một hộp thoại cho phép bạn chọn và mở tập tin project.
  • Revert: Loại bỏ những chỉnh sửa và đưa tập tin về trạng thái ban đầu của nó.
  • Open Recent: Hiển thị danh sách những tập tin mới mở gần đây.
  • Save: Lưu tập tin hiện tại, sử dụng tên ban đầu của nó. Nếu như bạn chưa đặt tên, nó sẽ hiện ra hộp thoại cho bạn lưu tên (giống như Save As ...).
  • Save As ...: Cho phép bạn lưu một tập tin mới với nội dung của tập tin hiện hành.
  • Save All: Lưu tất cả tập tin, bao gồm cả tập tin hiện hành.
  • Export as HTML: Xuất tất cả nội dung trong tập tin hiện hành sang một tập tin mới, trong định dạng HTML
  • Close: Đóng tập tin hiện hành. Khi tập tin có sự thay đổi mà bạn chưa lưu thì sẽ có một hộp thoại nhắc nhở bạn lưu.
  • Close all editor files: Đóng tất cả các tập tin hiện hành đang mở. Nếu có sự thay đổi chưa lưu thì sẽ có hộp thoại hiện lên nhắc nhở bạn.
  • Clean directory: Cung cấp một hộp thoại với một loạt các bộ lọc có thể chỉnh sửa để loại bỏ các tập tin từ thư mục hiện hành. Giúp loại bỏ các file .bak và tàn tích của cựu dự án Delphi.
  • Print...: Sử dụng hệ thống máy in để in các tập tin hiện tại. 
  • Restart: Khởi động lại Lazarus.
  • Quit: Thoát Lazarus

Trình đơn Edit (Biên tập)


  • Undo: Khôi phục lại thao tác vừa thực hiện.
  • Redo: Trái ngược với Undo, thực hiện lại thao tác vừa mới Undo.
  • Cut: Xóa đối tượng được chọn và đưa nó vào bộ nhớ đệm (Clipboard).
  • Copy: Tạo ra một bản sao của đối tượng được chọn, đối tượng vẫn giữ nguyên đó, bản sao được đưa vào bộ nhớ đệm.
  • Paste: Đưa những nội dung trong bộ nhớ đệm ra vị trí được chỉ định.
  • Select: Cho phép bạn lựa chọn các khối văn bản như chọn tất cả, chọn đoạn mã, chọn từ, chọn dòng, ...
  • Indent Selection: Di chuyển câu lệnh, khối lệnh đã chọn trong mã nguồn sang bên phải một khoảng trống.
  • Unindent Selection: Ngược lại với Indent Selection, nó sẽ di chuyển lệnh, khối lệnh đã chọn sang bên trái một khoảng trống.
  • Uppercase Selection: In hoa câu lệnh, khối lện đã chọn.
  • Lowercase Selection: Chuyển các câu lệnh, khối lệnh đã chọn về chữ thường.
  • Swap case in Selection: Nếu khối lệnh đã chọn đang là chữ hoa thì nó sẽ chuyển về chữ thường và ngược lại.
  • Sort Selection ...: Hiện thị ra một cửa sổ mới, cho phép bạn sắp xếp thứ tự câu lệnh trong mã nguồn đã chọn.
  • Tabs to Spaces in Selection: Chỉnh khoảng trống trong khối lệnh được chọn.
  • Break Lines in Selection: Ngắt dòng trong khối lệnh được chọn
  • Insert from Character Map ..: Chèn những ký tự đặc biệt không  thể nhập được từ bàn phím.


Trình đơn Search (Tìm kiếm)


  • Find: Tìm kiếm nội dung nào đó trong mã nguồn.
  • Find Next, Find Previous: Tìm kiếm nội dung mã nguồn theo hướng xác định (Tiếp theo / Trước đó).
  • Find in Files...: Tìm kiếm nội dung trong tập tin, sẽ có cửa sổ hiện ra cho phép bạn tìm kiếm trong các tập tin đang mở, các dự án đang thực hiện, ...
  • Replace...: Tương tự như Find, nhưng nó sẽ cho phép bạn thay thế những từ trong mã nguồn.
  • Incremental Find: Tìm kiếm trực tiếp trong mã nguồn, khi bạn chọn lệnh này thì trong mã nguồn bạn cứ việc gõ từ cần tìm, nó sẽ tìm ngay cho bạn.
  • Goto Line ...: Một hộp thoại mới hiện ra cho phép bạn nhập số dòng mà bạn muốn đến, nó sẽ đưa bạn đến vị trí đó.
  • Jump Back: Nhảy trở về vị trí cũ. Cứ mỗi lần bạn nhảy đến một lỗi nào trong mã nguồn thì vị trí đó sẽ được Lazarus lưu lại và bạn có thể nhạy lại các vị trí đó đã lưu trong lịch sử (history).
  • Jump Forward: Nhảy đến vị trí kế tiếp. Hủy bỏ Jump Back.
  • Add Jump point to History: Thêm điểm hiện tại vào lịch sử vị trí nhảy.
  • Jump to Next Error/Jump to Previous Error: Nhảy đến vị trí lỗi tiếp theo hoặc trước đó.
  • Set a Free Bookmark: Đánh dấu nội dung hiện tại
  • Jump to Next Bookmark/Jump to Previous Bookmark: Nhảy đến vị trí kế tiếp hay trước đó đã được đánh dấu.
  • Find Other End of Code Block: Nếu vị trí đang đứng hiện tại là Begin thì nó sẽ tìm cặp End tương ứng cho Begin đó và ngược lại.
  • Find Code Block Start: Nó sẽ di chuyển lên đầu, vị trí bắt đầu hàm hoặc thủ tục nơi chứa con trỏ đang đứng.
  • Find Declaration at Cursor: Nếu con trỏ bạn đang đứng kế một thư viện thì nó sẽ mở ra thư viện tương ứng, nếu là biến, hàm, thủ tục thì nó sẽ đưa bạn đến nơi đã khai báo chúng.
  • Open Filename at Cursor: Mở tập tin được chọn ngay tại vị trí con trỏ. Lệnh này rất hữu ích cho các bạn tìm kiếm, bao gồm các tập tin, các unit chứa trong các dự án khác.
  • Goto Include Directive: Có thể hiểu là nếu tập tin con trỏ đang đứng là nằm trong một tập tin khác thì nó sẽ đưa bạn đến tập tin chứa nó.
  • Find Identifier References: Nó sẽ hiện ra danh sách các lệnh thuộc đối tượng bạn đã chọn.
  • Procedure List: Hiển thị ra danh sách các thủ tục và hàm đã được định nghĩa trong unit.


Trình đơn View (Hiển thị)


  • Toggle form / unit view: Chuyển đổi qua lại giữa chế độ xem form hay là unit (mã nguồn).
  • Object Inspector: Hiển thị thanh tra đối tượng.
  • Source Editor: Hiển thị trình chỉnh sửa mã nguồn.
  • Message: Hiển thị cửa sổ thông báo.
  • Code Explorer: Hiển thị một cửa sổ mới mô tả mã nguồn chương trình ở dạng cây phân cấp.
  • FPDoc Editor: Hiển thị ra trình công cụ FPDoc, xin nói sơ qua, đây là công cụ giúp thiết kế và tạo ra tập tin Help dưới mã nguồn Pascal. Công cụ này sẽ được nói chi tiết hơn ở các bài viết sau.
  • Code Browser: Hiện ra cửa sổ mới cho phép bạn duyệt đến những đoạn mã trong mã nguồn.
  • View Unit Dependencies: Hện thị sự liên kế, phụ thuộc lẫn nhau giữa các Unit.
  • Restriction Browser: Cho phép bạn duyệt những đoạn mã nhưng lọc ra theo điều kiện nhất định.
  • Components: Hiển thị các thành phần của Lazarus, giúp bạn tra cứu các đồi tượng một cách nhanh chóng.
  • Jump history: Lịch sử nhảy của con trỏ
  • ToDo List: Cho bạn thấy danh sách những công việc trong phần chú thích.
  • Anchor Editor: Hiển thị trình chỉnh sửa Anchor, cho phép chỉnh sửa các thuộc AnchorSide , Neo và BorderSpacing của các đối tượng đã chọn.
  • Tab Order: Hiển thị thứ tự của các Tab.
  • Search Results: Hiển thị kết quả tìm kiếm, xem lại mục Search.
  • Componenet Palette: Hiển thị các thành phần hay không? Các thành phần này nằm ở các Tab Standard, Additional, Common Controls, ...
  • IDE Speed Buttons: Hiển thị những nút truy cập nhanh hay không?
  • Debug Windows: Hiển thị các cửa sổ thuộc nhóm Gỡ rối.
  • IDE Internals: Hiển thị những thành phần nội bộ bên trong IDE.

Trình đơn Source (Mã nguồn)


  • Comment Selection: Đưa khối văn bản được chọn vào trong chú thích.
  • Uncomment Selection: Ngược lại với Comment Selection. Bỏ chú thích văn bản được chọn.
  • Toggle Comment in Selection: Chuyển đối giữa các chú thích. Nếu đang ở Comment Selection thì chuyển qua Uncomment Selection và ngược lại.
  • Enclose Selection: Chèn vào văn bản được chọn với các câu lệnh như Try ... Finally, Begin ... End, ...
  • Enclose in $IFDEF: Chèn thêm vào văn bản được chọn với một câu lệnh $IFDEF (điều kiện được định nghĩa).
  • Complete Code: Hoàn thành câu lệnh, dấu nháy sẽ nhảy qua câu lệnh mới.
  • Add Unit to Uses Section: Hiển thị hộp thoại cho phép bạn thêm những thư viện vào trong mã nguồn dự án mình.
  • Quick Syntax Check: Kiểm tra cú pháp nhanh, cho phép bạn chạy kiểm thử một cú pháp nhanh chóng.
  • Guess Enclosed Block: Trình sửa nguồn có thể đoán được các khối còn thiếu, chẳng hạn như thiếu "IF" hay "END" trong một câu lệnh nào đó.
  • Guess Misplaced IFDEF/ENDIF: Đoán được những điều kiện bị đặt nhầm chỗ.
  • Insert CVS Keyword...: Chèn một từ khóa CVS, chẳng hạng như ngày tháng hay tên tác giả.
  • Insert General: Chèn một câu lệnh chung, chẳng hạnh như giấy phép GPL,  ...
  • Insert Fullname file...: Hiện ra một hộp thoại cho bạn chọn 1 tập tin bất kỳ. Sau đó mã nguồn sẽ chèn tên đầy đủ của tập tin đó (bao gồm cả đường dẫn).
  • Insert ToDo: Chèn một chú thích việc làm
  • Unit Information...: Hiển thị thông tin về thư viện hiện tại.
  • Unit Dependencies...: Hiển thị những thư viện unit có liên quan, liên kết với thư viện hiện tại.
  • JEDI Code Format: Xem các tùy chọn định dạng JEDI Code cho dự án của  mình.


Trình đơn Project  (Dự án)


Project ở đây mình gọi là Dự án.
  • New Project ...: Tạo ra dự án mới, một hộp thoại sẽ hiện ra cho phép bạn lựa chọn kiểu project được tạo.
  • New Project from file...: Một hộp thoại xuất hiện cho phép bạn chọn tập tin để lưu dự án.
  • Open Project ...: Mở một dự án sẵn có.
  • Open Recent Project: Mở những dự án đã được mở gần đây.
  • Close Project: Đóng dự án hiện tại, nếu có sự thay đổi mà chưa lưu thì chương trình sẽ nhắc nhở bạn lưu dự án.
  • Save Project: Lưu dự án hiện tại, nếu bạn chưa lưu tên lần nào thì chương trình sẽ hiện hộp thoại cho phép bạn lưu tên mới tương tự như Save Project As...
  • Save Project As...: Lưu dự án hiện tại trong một tập tin mới.
  • Publish Project ...: Xuất bản dự án của bạn.
  • Project Inspector: Thanh tra dự án, hiện ra cửa sổ giúp bạn tra cứu và quản lý các dự án của mình.
  • Project Option ...: Hiển thị các tùy chọn cài đặt cho dự án.
  • Add Editor File to Project: Thêm các  tập tin đang được chỉnh sửa vào trong dự án.
  • Remove from Project: Đưa ra danh sách các tệp tin có thể loại ra khỏi dự án.
  • Units...: Xem danh sách các thư viện Unit trong dự án.
  • Forms ...: Xem danh sách các Form có trong dự án.
  • View Project Source: nếu không có lỗi nào trong tập tin được chỉnh sửa, nó sẽ đưa bạn đến tập tin LPR.


Trình đơn Run (Chạy)


  • Compile: Biên dịch dự án của bạn
  • Build: Build tất cả các tập tin trong dự án của bạn thành chương trình.
  • Quick Compile: Biên dịch nhanh, chỉ biên dịch những tập tin trong dự án mã nội dung nó đã được thay đổi.
  • Clean up Build Files...: Làm sạch và tạo lại các tập tin trong dự án.
  • Abort Build: Dừng quá trình dựng các tập tin.
  • Run: Chạy chương trình đã được biên dịch từ dự án.
  • Pause: Dừng lại tạm thời chương trình đang chạy cho phép bạn có thể kiểm tra chương trình hoạt động ra sao. Để tiếp tục, chọn Run thêm một lần nữa.
  • Show Execution Point: Hiển thị điểm thực thi hiện tại.
  • Step Into: Kết hợp với trình biên dịch gỡ rối (Debug), câu lệnh này sẽ biên dịch và thực hiện từng câu lệnh một trong mã nguồn.
  • Step Over: Tức là dịch nhảy vọt, nghĩa là nó sẽ dịch sơ qua các câu lệnh.
  • Step Out: Dịch ra khỏi khối lệnh hiện hành.
  • Run to cursor: Biên dịch và chạy đến ngay vị trí con trỏ.
  • Stop: Dừng lại chương trình đang chạy và không thể tiếp tục như lệnh Pause, bạn phải chạy lại từ đầu.
  • Run Parameters: Chạy và truyền tham số cho chương trình.
  • Reset debuger: Đặt lại trình gỡ rối, đưa nó về trạng thái ban đầu của nó nên vì vậy mà các điểm ngắt và giá trị các biến đều bị xóa sạch.
  • Build file: Biên dịch các tập tin đang mở trong trình chỉnh sửa mã nguồn.
  • Run file: Biên dịch, liên kết và thực hiện những tập tin đang mở.
  • Configure Build + Run File:  Cho phép bạn cấu hình lại tập tin biên dịch và thực thi nó.
  • Inspect ...: Kiểm tra một giá trị khi chương trình đang tạm dừng.
  • Evaluate/Modify...: Tính  toán hoặc chỉnh sửa biểu thức / giá trị khi chương trình tạm dừng.
  • Add watch: Thêm biến vào danh sách để theo dõi giá trị trong suốt thời gian chạy chương trình
  • Add Breakpoint...: Thêm điểm dừng, nơi mà chương trình sẽ tạm dừng tại dòng lệnh này.

Trình đơn Package (Gói)


Trong phần này, mình tạm gọi Package là gói nhe.
  • New Package..: Tạo một gói mới.
  • Open Loaded Package...: Mở gói đã chọn
  • Open Package File (.lpk): Mở tập tin gói, định dạng *.lpk
  • Open Package of Current Unit: Mở gói cho thư viện hiện tại trong trình sửa nguồn.
  • Open Recent Package: Mở một gói được mở gần đây.
  • Add Active File to Package...: Thêm các tập tin vào gói.
  • New Component: Tạo một thành phần mới (các đối tượng).
  • Package Graph: Hiển thị những mối quan hệ, liên kết giữa các gói trong dự án hiện tại.
  • Install/Uninstall Packages...: Cài đặt hoặc gỡ bỏ gói.


Trình đơn Tools (Công cụ)


  • Options...: Xem và thay đổi các tùy chọn, các thiết lập trong Lazarus.
  • Re-scan FPC Source directory: Quét lại thư mục nguồn của Free Pascal.
  • Code Templates...: Xem những mẫu code ví dụ có sẵn.
  • CodeTools Defines Editor...: Chỉnh sửa những mẫu code có sẵn,
  • Project templates options...: Thiết lập các tùy chọn cho các mẫu dự án.
  • Configure external tools: Cho phép người sử dụng thêm các công cụ bên ngoài khác nhau (thường là macro).
  • Example Projects...: Xem các mẫu dự án minh họa có sẵn.
  • Diff: Cho phép so sánh giữa hai tập tin để tìm thấy sự khác biệt.
  • Leak View:  Xem đầu ra truy vết bộ nhớ Heap.
  • Check LFM File in Editor: Cho phép kiểm tra các tập tin LFM chứa các thiết lập để mô tả các form hiện tại.
  • Convert Delphi Unit to Lazarus Unit: Chuyển đổi từ thư viện Delphi sang thư viện Lazarus.
  • Convert Delphi Project to Lazarus Project: Chuyển đổi từ dự án Delphi sang dự án Lazarus.
  • Convert Delphi Package to Lazarus Package: Chuyển đổi gói của Delphi sang gói tương ứng của Lazarus.
  • Convert DFM file to LFM: Chuyển đổi từ tập tin DFM sang tập tin LFM.
  • Convert Encoding of Projects/Packages...: Chuyển đổi bảng mã của dự án hoặc các gói.
  • Build Lazarus with Profile: Normal IDE: Biên dịch lại Lazarus với chế độ IDE bình thường.
  • Configure "Build Lazarus": Cho phép người dùng xác định những chi tiết nào của Lazarus cầnd được biên dịch lại và biên dịch ra sao.


Trình đơn Menu (Cửa sổ)


Chứa danh sách những cửa sổ đang mở như Thanh tra đối tượng, biên tập mã nguồn, form, message, ... Bạn chỉ nhấn vào tên là cửa sổ ấy sẽ hiện ra.

Trình đơn Help (Trợ giúp)


  • Online Help: Hổ trợ trực tuyến, mở ra trang web đến trang của Lazarus.
  • Reporting a Bug: Báo có lỗi, mở ra trang web nơi bạn có thể tra cứu những lỗi mình gặp.
  • About Lazarus: Hiển thị một vài thông tin về Lazarus.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết !


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.