Header Ads

Biến trong C#

Biến là một đại lượng được khai báo dùng để lưu trữ giá trị và giá trị này có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Những kiểu giá trị cơ bản trong C# được chia loại như sau:

Kiểu Ví dụ
Kiểu số nguyên sbyte, byte, short, ushort, int, uint, long, ulong và char
Kiểu số thực floatdouble
Kiểu thập phân decimal
Kiểu logic true hoặc false
Kiểu rỗng null

C# cũng cho phép người dùng tự định nghĩa những kiểu dữ liệu khác như kiểu enum và kiểu tham biến như lớp (class), mà Tin Học Sóc Trăng sẽ trình bày ở các bài viết tiếp theo. Trong bài viết này, chúng ta chỉ tìm hiểu những loại biến cơ bản.

Định nghĩa biến trong C#

Cú pháp để khai báo biến trong C# là:
<kiểu_dữ_liệu> <danh_sách_biến>;

Ở đây, kiểu dữ liệu phải là kiểu dữ liệu hợp lệ trong C# bao gồm char, int, float, double hoặc bất kỳ kiểu dữ liệu mà người dùng định nghĩa.
Danh sách biến có thể bao gồm 1 hoặc nhiều tên biến được phân cách nhau bằng dấu phẩy.

Ví dụ những khai báo biến hợp lệ:

Ví dụ

int i, j, k;
char c, ch;
float f, trungbinh;
double d;

Bạn có thể khởi tạo giá trị cho biến ngay khi đang khai báo. Giống như:

Ví dụ

int i = 100;
float trungbinh = 7.8;

Khởi tạo biến trong C#

Biến được cấp giá trị (gán giá trị) theo cú pháp sau:
<tên_biến> = giá_trị;

Giá trị ở đây có thể là cụ thể hay một biểu thức nào đó. Giá trị phải phù hợp với kiểu dữ liệu của biến.

Các biến có thể đươc khởi tạo (gán giá trị ban đầu) khi được khai báo. Cú pháp như sau:
<kiểu_dữ_liệu> <tên_biến> = <giá_trị>;

Một số ví dụ:

Ví dụ

int d = 3, f = 5; / * Khởi tạo d và f. * / 
Byte z = 69; / * Khởi tạo z. * / 
Đôi pi = 3,14159; / * Khai báo một giá trị xấp xỉ của số pi. * / 
Char x = 'a'; / * Biến x có giá trị 'a'. * /

Hãy thử ví dụ sau đây:

Ví dụ

namespace KhaiBaoBien
{
    class TinHocSocTrang
    {
        static void Main(string[] args)
        {
            short a;
            int b ;
            double c;

            /* khởi tạo thực tế */
            a = 10;
            b = 20;
            c = a + b;
            Console.WriteLine("a = {0}, b = {1}, c = {2}", a, b, c);
            Console.ReadLine();
        }
    }
}

Khi biên dịch và thực thi chương trình sẽ thu được kết quả:
a = 10, b = 20, c = 30

Giá trị từ người dùng

Trong lớp Console, namespace System cung cấp hàm ReadLine() để nhận giá trị được người dùng đưa vào và lưu vào biến

Ví dụ:

Ví dụ

int num;
num = Convert.ToInt32(Console.ReadLine());

Hàm Convert.ToInt32() chuyển đổi dữ liệu, ở đâu là người dùng nhập vào sang kiểu dữ liệu int. Vì Console.ReadLine() chỉ nhận dữ liệu ở định dạng xâu chuỗi.

Vế trái và vế phải trong C# 

Trong biểu thức gán giá trị có 2 vế như sau:
  • Vế trái: năm phía bên trái của dấu bằng ( = ). Biến này sẽ nhận giá trị của vế phải.
  • Vế phải: Biểu thức nằm ở bên phải của dấu bằng ( = ). Biếu thức này sẽ là giá trị để gán cho vế trái.

Vế trái phải là một biến cụ thể và vế phải phải phù hợp với kiểu dữ liệu của vế trái.
Ví dụ sau là hợp lệ:

Ví dụ

int num = 99;
float chuvi = 4.3;


Nhưng ví dụ sau sẽ không  hợp lệ:

Ví dụ

10 = 40;
30 = 9;


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.