Header Ads

Thủ thuật tăng tốc độ máy tính

Trong quá trình sử dụng máy tính, nhiều khi bạn bực tức vì máy tính mình chạy với tốc độ "rùa bò" mặc dù cấu hình máy cao. Có rất nhiều nguyên nhân, bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cải thiện tốc độ của máy tính.

1. Vô hiệu hóa chương trình không cần thiết

Nhiều khi máy tính của bạn phải chạy nhiều chương trình nên tốc độ xử lý chậm. Và trong đó có  những chương trình không mấy cần thiết.
Để tắt ứng dụng khởi động cùng hệ thống, bạn vào Task Manager bằng cách:
vào Start → Run... → gõ taskmgr → nhấn Enter, hoặc nhấn Ctrl + R để mở Run ...


Cửa sổ Task Manager có dạng:


Qua tab Startup, tab này chứa danh sách các chương trình khởi động cùng hệ thống. Chọn những chương trình không cần thiết và chọn Disable (vô hiệu hóa).

2. Vô hiệu hóa các dịch vụ không cần thiết

Để vô hiệu hóa những dịch vụ thì bạn mở System Configuration bằng cách
vào Start → Run... → gõ msconfig → nhấn Enter.

Qua tab Services, tab này hiển thị danh sách những dịch vụ đang chạy hoặc dừng.
Check vào mục Hide all Microsoft services để trừ ra những dịch vụ của hệ thống Microsoft, chỉ để lại những dịch vụ bên thứ 3.
Chọn Disable All để dừng các dịch vụ đó.

3. Xóa các tập tin tạm thời.

Trong quá trình làm việc, các chương trình thường sinh ra những tập tin tạm nhưng nhiều lúc bạn để máy ở chế độ chờ, không tắt máy, những tập tin tạm này không được hệ thống xóa đi chiếm dung lượng ổ nên càng ngày máy càng chạy chậm.
Để xóa các tập tin tạm này, bạn vào Start → Run... → gõ %temp% → nhấn Enter.


Trên bàn phím, bạn nhấn Ctrl + A để chọn tất cả tập tin tạm này.
Nhấn Shift + Del để xóa nó đi. Chương trình sẽ hiện ra hộp thoại để xác nhận:

Nhấn Yes để xác nhận xóa.

4. Gỡ bỏ những ứng dụng không cần thiết

Trong quá trình sử dụng, máy bạn cài rất nhiều chương trình, bạn không cần dùng đến. Thậm chí có những chương trình "trời ơi đất hỡi" không biết ở đâu rớt xuống vào máy bạn.

Có thể trong quá trình cài đặt một ứng dụng nào đó thì trình đặt cài thêm 1 chương trình khác mà bạn không để ý.

Để gỡ bỏ những chương trình này, bạn vào Control Panel → View by: CategoryUninstall a program.


Cửa sổ Program and Features có dạng:


Chọn những chương trình bạn không mong muốn, rồi chọn Uninstall.

5. Dọn dẹp ổ đĩa

Để dọn dẹp ổ đĩa, bạn vào Start → Run... → gõ cleanmgr → nhấn Enter.
Chương trình Disk Cleanup có dạng:

Chọn ổ đĩa hệ thống cần dọn, thường thì là ổ C.


Chương trình sẽ bắt đầu tính toán xem bạn sẽ giải phóng được bao nhiêu dung lượng bộ nhớ cho ổ đĩa. Việc làm này có thể mất vài phút.


Chọn những mục bạn cần xóa và nhấn Clean up system files để dọn dẹp.
Nhấn OK để đóng cửa sổ.

6. Chống phân mãnh ổ đĩa

Disk Defragmenter là một chương trình tiện ích có sẵn trong Windows, nó giúp phân tích toàn bộ ổ dĩa cứng sau đó sắp xếp lại các tập tin và thư mục bị phân mảnh nằm rời rạc thành một khối liên kết với nhau. Kết quả là, hệ thống của bạn có thể truy cập các tập tin và thư mục nhanh chóng hiệu quả hơn, qua đó sẽ góp phần cải thiện tốc độ cho toàn bộ hệ thống máy vi tính.

Bằng cách hợp nhất các tập tin và thư mục của bạn, Disk Defragmenter cũng sắp xếp lại không gian còn trống của ổ dĩa, làm cho các tập tin mới sẽ ít bị phân mảnh. Quá trình sắp xếp các tập tin và thư mục bị phân mảnh được gọi là chống phân mảnh (Defragmenter).

Để mở chương trình bạn vào Start → Run... 
  • Nếu Windows XP thì gõ dfrg.msc
  • Nếu Windows 7 trở về sau thì gõ dfrgui  → nhấn Enter.

Chọn ổ đĩa hệ thống rồi chọn Analyze để tiến hành phân tích ổ đĩa.

Quá trình này có thể kéo dài trong vài phút, tùy thuộc vào số phân mảnh, kích thước của ổ đĩa và tốc độ xử lý của máy.
Chờ quá trình hoàn tất thì bạn bấm vào Close để thoát bảng.

Tổng kết

Trên đây là những phương pháp mà Tin Học Sóc Trăng giới thiệu cho bạn nhằm tăng tốc hiệu suất máy tính khá là hiệu quả cho máy tính đang dùng hệ điều hành Windows. Qua đây bạn có thể áp dụng để cải tiến lại tốc độ của máy tính mình đang dùng. 

Chúng tối khuyến nghị bạn khi sử dụng máy xong thì tắt máy để cho quá trình dọn dẹp được thực hiện. Đừng để chế độ ngủ khi không cần thiết. Nhớ dọn dẹp ổ đĩa thường xuyên.


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.